Trả lời:
Thời tiết giao mùa đến,ốngnhiềusủiCcógâysỏithậquý cô thế lực ngầm nhiều người cố gắng thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa như ăn nhiều hoa quả, rửa tay sạch, bổ sung vitamin C dạng viên sủi để tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, lạm dụng viên sủi dẫn đến nhiều rủi ro.
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, lượng vitamin C cho người trưởng thành khoảng 95-100 mg một ngày, tăng lên khoảng 110-150 mg ở phụ nữ có thai và cho con bú. Trong khi đó, một viên sủi thường chứa khoảng 1.000 mg vitamin C.
Nếu bạn đã dùng viên sủi và kết hợp ăn uống nhiều hoa quả dẫn đến thừa vitamin C. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, đau bụng, đau đầu. Người mắc bệnh thận nạp vitamin C với liều lượng lớn có thể gây tích tụ oxalate, dẫn đến sỏi thận.
Ngoài ra, viên sủi còn chứa muối kiềm gồm natri bicarbonat hoặc natri carbonat. Tiêu thụ nhiều viên sủi dẫn đến vượt mức khuyến nghị hàng ngày và gây nên rủi ro như cao huyết áp, sỏi thận. Do đó, người mắc bệnh thận mạn cần kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể vì muối có thể làm tích tụ các gốc oxalate, tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn suy thận.
Bạn không nên lạm dụng viên sủi C mà nên trao đổi với bác sĩ hoặc lưu ý đọc nhãn thành phần để sử dụng phù hợp. Tránh uống vào buổi tối vì có thể gây kích ứng nhẹ dẫn đến khó ngủ. Trường hợp mắc bệnh cao huyết áp, sỏi thận không nên dùng.
Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin C từ chế độ ăn uống cân bằng và cơ thể thường hấp thụ nó hiệu quả nhất từ thực phẩm. Do đó, bạn có thể bổ sung vitamin C bằng các trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây.
BS.CKII Ngô Đồng Dũng
Khoa Thận học - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa,
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi bệnh thận - tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |